Hỏi đáp sức khỏe
Để biết chính xác tình trạng bệnh sùi mào gà, bệnh nhân cần chủ động đến tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tiến hành các phương pháp chẩn đoán bệnh. Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nếu chủ quan không thăm khám, chữa trị bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tóm tắt về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Con đường lây lan chính của HPV là đường tình dục. Quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn là nguyên nhân chính dẫn đến sùi mào gà.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ban đầu của bệnh là xuất hiện những nốt u nhú nhỏ, mềm, ẩm ướt, có màu hồng tươi, kích thước từ 1 – 2mm, có hình giống súp lơ hoặc mào gà, không đau, không ngứa, dễ chảy máu khi chạm vào.
Vị trí xuất hiện các nốt sùi đó là ở dương vật, bìu, bao quy đầu, hậu môn (ở nam giới) và âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, âm vật, cổ tử cung, hậu môn (đối với nữ giới). Ngoài ra, sùi mào gà ở miệng còn thấy ở môi, miệng, vòm họng.
Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người mắc phải.
Theo nghiên cứu, có khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Ở nam giới chiếm tỷ lệ 15% bị ung thư dương vật do virus HPV gây ra.
Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà dễ lây nhiễm sang cho con, mẹ dễ bị sảy thai, sinh non, băng huyết nguy hiểm tới tính mạng.
Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm gây ra nhiều hệ lụy cho toàn xã hội. Vì vậy, không nên chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Phương pháp xét nghiệm sùi mào gà
Thông thường, để chẩn đoán bệnh sùi mào gà, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết sau:
Xét nghiệm qua các mẫu bệnh phẩm
Bác sĩ có thể lấy trực tiếp các mẫu vật như nốt sùi, nốt u nhú để tiến hành xét nghiệm xem có virus HPV hay không. Đồng thời, xét nghiệm bằng mẫu vật cũng cho biết tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng.
Xét nghiệm máu phát hiện sùi mào gà
Đây được đánh giá là phương pháp xét nghiệm mang lại kết quả chính xác nhất phù hợp cho những trường hợp nghi ngờ bệnh nhưng chưa có dấu hiệu cụ thể.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm, tìm ra những kháng thể hoặc virus HPV gây bệnh. Sau đó sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị cụ thể.
Xét nghiệm qua dịch tiết từ mầm bệnh
Virus HPV có thể tồn tại ở dịch của người bệnh (dịch niệu đạo ở nam giới và dịch âm đạo ở nữ giới). Những trường hợp này cần tiến hành xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh sùi mào gà.
Xét nghiệm Cobas – Test
Tiến hành lấy một mẫu tế bào chết tại cổ tử cung để xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung và xét nghiệm để tìm virus HPV. Phương pháp này có độ chính xác lên đến 90 – 95% và đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.
Để kết quả xét nghiệm Cobas – Test thành công, chị em cần chú ý một số vấn đề sau: hai ngày trước khi thực hiện cần tránh: thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, quan hệ tình dục… Tránh thực hiện xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Xét Nghiệm Định Type Hpv ( Xét Nghiệm Hpv Genotype – PCR)
Đây là xét nghiệm để xác định tuýp HPV nào gây sùi mào gà cũng như có thể tầm soát được ung thư cổ tử cung hiệu quả. Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm từ âm đạo – cổ tử cung hoặc mảnh thiết cổ tử cung (nữ giới) và mẫu niệu đạo (ở nam giới).
Nếu cho kết quả dương tính, điều này chứng tỏ người bệnh đang bị nhiễm virus HPV. Bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm HPV – PCR kèm với xét nghiệm Pap’smear nhằm nâng cao hiệu quả sàng lọc tiền ung thư cổ tử cung.
Khi nhận thấy hoặc nghi ngờ các dấu hiệu bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành chẩn đoán bằng các xét nghiệm cần thiết, sau đó sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để kết quả xét nghiệm có hiệu quả.
Bài viết liên quan cùng chủ để: bệnh xã hội là gì?