Hỏi đáp sức khỏe

Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết
Họ tên: Geso0482 , Địa chỉ: 234 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM , Email: [email protected]
Hỏi:

Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

– Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên.

– Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegupti.

– Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa.

– Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.

2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết?

Hình ảnh: muỗi Aedes Aegupti (hay còn gọi là muỗi vằn)

– Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

– Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

– Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

– Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây,… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa,… Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

Xem thêm: Sốt xuất huyết có lây không

3. Những triệu chứng và các giai đoạn bệnh?

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

– Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 3-10 ngày hoặc lên đến 14 ngày: giai đoạn này có thể không có triệu chứng.

– Giai đoạn sốt: người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; da xung huyết, thường có chấm xuất huyết ở dưới da; chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

– Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt; có thể có các biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to, có thể đau, dấu hiệu của xuất huyết da niêm và tạng.

– Giai đoạn hồi phục: sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.

Xem thêm: https://vpopharco.com.vn/vi/posts/phan-biet-sot-phat-ban-va-sot-xuat-huyet

4. Những biến chứng của sốt xuất huyết?

– Trong giai đoạn nguy hiểm có thể gặp các biến chứng sau: xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng,… sốc, thậm chí tử vong.

5. Làm thế nào để điều trị sốt xuất huyết?

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

– Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị chủ yếu của bệnh là điều trị triệu chứng.

– Thời gian điều trị: từ 7 – 10 ngày tính từ ngày sốt đầu tiên.

– Người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi được bác sỹ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc bệnh ngoại trú cho người bệnh và thân nhân hiểu rõ.

– Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối.

– Khi người bệnh sốt: lau mát, uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Trang nguồn: https://vpopharco.com.vn/vi/


 

Đáp: