Kiến thức y khoa

Chu kỳ kinh nguyệt con gái

[ Cập nhật vào ngày (22-03-2022) ]
Chu kỳ kinh nguyệt con gái
Chu kỳ kinh nguyệt con gái thường có khi bước vào tuổi dậy thì khoảng độ 14-16 tuổi. Những bạn nữ bắt đầu có ngày “đèn đỏ” luôn có nhiều thắc mắc về hiện tượng này, bài viết dưới đây các bác sĩ tại trung tâm y tế Trà Cú sẽ chia sẻ những thông tin về chu k

Chu kỳ kinh nguyệt con gái thường có khi bước vào tuổi dậy thì khoảng độ 14-16 tuổi. Những bạn nữ bắt đầu có ngày “đèn đỏ” luôn có nhiều thắc mắc về hiện tượng này, bài viết dưới đây các bác sĩ tại trung tâm y tế Trà Cú sẽ chia sẻ những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt con gái cho bạn đọc.

Chu kỳ kinh nguyệt con gái là gì?

Sinh lý cơ thể thay đổi lớn khi bạn nữ bước vào tuổi dậy thì, lúc này hormone sinh dục dần có sự thay đổi, chúng bắt đầu kích thích sự tăng trưởng và phát triển. Buồng trứng phát triển kèm theo đó là có sự rụng trứng và xuất hiện kinh nguyệt. Sự bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt báo hiệu bạn nữ hoàn toàn có khả năng mang thai.

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại đều đặn ngày xuất hiện kinh nguyệt theo một chu kỳ xác định khoảng 28-30. Chu kỳ kinh ngày được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của tháng hiện tại cho đến ngày hành kinh của tháng sau.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của con gái cần có đủ những yếu tố sau:

  • Chu kỳ kinh với vòng kinh đều đặn, 28 +- 7 ngày.
  • Ngày hành kinh 3-5 ngày.
  • Đặc điểm máu kinh: màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, ra nhiều vào những ngày đầu và gày cuối máu kinh ra ít, ngày giữa lượng máu kinh ra nhiều nhất.
  • Lượng máu kinh: trung bình là 40-80ml/chu kỳ là bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của con gái?

Khi có trứng rụng thì kinh nguyệt mới xuất hiện, như vậy nếu kinh nguyệt bị rối loạn hay bạn nữ không có kinh nguyệt (nguyên phát hay thứ phát) thì khả năng thụ thai sẽ khó hoặc không thể xảy ra. Một chu kỳ kinh nguyệt hình thành thế nào? cứ giữa chu kỳ một bên buồng trứng sẽ có trứng rụng, trong thời gian này hormone nội tiết oestrogen và progestagen tăng cao, kích thích lớp nội mạc tử cung, lớp thịt mềm trong lòng tử cung phát triển, chính lớp nội mạc tử cung này là lớp đệm để chuẩn bị cho phôi thai bám vào (nếu trứng có thụ tinh). Ngược lại khi trứng không thụ tinh hay chất lượng trứng, phôi thai yếu lớp nội mạc sẽ thoái hóa và bong ra, chảy ra ngoài, chúng ta gọi là máu kinh nguyệt.

Những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt dù là bệnh lý hay chỉ là những tác động về tâm ký, môi trường sống, thói quen…làm mất cân bằng hormone nội tiết đều đe dọa đến sức khỏe của con gái. Đặc biệt với lứa tuổi dậy thì hay trưởng thành, nguyệt mất trong nhiều tháng có thể được chẩn đoán là vô kinh, tình trạng rong kinh, máu kinh chảy dài đến vài tháng sẽ rất dễ lâm vào tình trạng thiếu máu, phải truyền máu. Cơ thể thiếu máu sẽ bị suy nhược, vòng kinh không có trứng rụng thường dễ bị hiếm muộn, vô sinh.

Những rối loạn kinh nguyệt bạn gái thường gặp

Không phải bạn nữ nào cũng có kinh nguyệt đều đặn, kinh nguyệt có đôi khi đến sớm, đến muộn, có lúc không thấy hoặc thậm chí là bị rong kinh. Thường bạn nữ hay gặp những rối loạn kinh nguyệt sau:

  • Rong kinh: ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh nhiều hơn 80ml/chu kỳ.
  • Thống kinh: đau bụng kinh mỗi lần đến ngày hành kinh, cơn đau dữ dội kèm theo buồn nôn, tụt huyết áp.
  • Kinh thưa: chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày.
  • Kinh mau: chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt con gái bị rối loạn?

  • Bệnh lý phụ khoa: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, viêm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ).
  • Biến chứng sau nạo phá thai, sẩy thai, đặt dụng cụ tử cung…
  • Tâm lý căng thẳng, bất ổn.
  • Làm việc nặng nhọc.
  • Ăn uống không điều độ dẫn đến thừa, tăng cân.
  • Nghỉ ngơi, làm việc không khoa học, ngủ quá ít hay thường xuyên thức khuya.
  • Thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt…
  • Sử dụng thuốc tránh thai, các thuốc có ảnh hưởng đến nồng độ hormone nội tiết.

Điều trị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt bị rối loạn nhất thiết bạn nữ không được chủ quan, phải đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Tìm ra được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mới đưa ra được những cách chữa phù hợp.

Ngoài việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nữ nên chú ý giữ tâm lý luôn ổn định, tránh căng thẳng, stress; ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng; sắp xếp nghỉ ngơi và làm việc khoa học; tập thể thao thường xuyên; vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh…

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt con gái hãy đến bệnh viện. Trung tâm y tế Huyện Trà Cú chúng tôi mở cửa cả trong và ngoài giờ hành chính, trong những ngày nghỉ, ngày lễ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho toàn thể người bệnh. Hãy liên hệ tới số hotline, các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Hồng Trà